Trước “cơn khát” nhân lực khi thị trường phục hồi sau đại dịch, Trường ĐH Thái Bình Dương thiết kế chương trình học tiên tiến, học qua trải nghiệm tình huống, kết nối chặt chẽ với thực tế, giúp sinh viên ngành du lịch ra trường có việc làm cao.
Ngày 15-3, Việt Nam chính thức mở cửa hoàn toàn thị trường du lịch. Đây được xem như dấu mốc quan trọng với ngành “công nghiệp không khói” của Việt Nam sau 2 năm bị “đóng băng” vì đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, giai đoạn phục hồi và phát triển sau dịch gặp phải thách thức lớn khi nguồn nhân lực sụt giảm tới hơn 70%. Nhiều doanh nghiệp ráo riết lên phương án tuyển dụng, đào tạo để đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực phục vụ du khách trong và ngoài nước.
Du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại lợi ích kinh tế cao, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, bảo tồn giá trị văn hóa. Ngành này luôn có sức hút đặc biệt đối với các bạn trẻ năng động, ưa khám phá, thích trải nghiệm.
Trong cuộc họp mới đây, ông Lê Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ VH-TT-DL) cho biết Bộ VH-TT-DL đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch thích ứng với tác động của đại dịch Covid-19 giai đoạn 2021-2030”. Trong đó, xác định 3 nhóm giải pháp chính gồm: Nhóm giải pháp cấp bách hỗ trợ nhân lực ngành du lịch, phát triển nguồn nhân lực của ngành thích ứng với đại dịch và chuẩn bị cho sự phục hồi; Nhóm giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch; và Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn phát triển.
Từ những ý kiến trên, có thể thấy nguồn nhân lực chính là một trong những thách thức lớn mà ngành du lịch phải đối mặt. Vì vậy, “bài toán” về nguồn nhân lực sẽ được tính toán kỹ lưỡng, bổ sung kịp thời trong giai đoạn tới đây. Điều này lý giải cho việc, cơ hội nghề nghiệp ngành du lịch luôn rộng mở, không bị áp lực thất nghiệp đè nặng.
Là một trong những trường ĐH cung cấp nguồn nhân lực chủ đạo trong lĩnh vực du lịch cho khu vực miền Trung và cả nước. Năm 2022, (Nha Trang, Khánh Hòa) tiếp tục tuyển sinh khối ngành Du lịch, gồm 3 chuyên ngành: Quản trị khách sạn – Nhà hàng, Quản trị lữ hành – Sự kiện, Du lịch sức khỏe.
Điểm nhấn trong đào tạo của nhà trường là hướng tới sinh viên làm được việc trong môi trường nói tiếng Anh. Chính vì vậy mà việc học ngoại ngữ luôn được ưu tiên hàng đầu. Để có khả năng ngoại ngữ lưu loát, sinh viên có thể lựa chọn học chuyên ngành bằng tiếng Anh với chuyên gia trong và ngoài nước, học thêm ngoại ngữ thứ hai như tiếng Hàn Quốc, tiếng Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê, sinh viên ngành Du lịch của Trường ĐH Thái Bình Dương được đánh giá là nguồn nhân lực lành nghề, được các nhà tuyển dụng “săn đón” quyết liệt với nhiều chế độ lương bổng và đãi ngộ hấp dẫn
Tại , chương trình đào tạo ngành Du lịch được xây dựng lồng ghép với các kiến thức về quản trị với giao lưu, trải nghiệm thực tế chiếm hơn 40% thời lượng chương trình đào tạo (trải dài từ năm nhất đến khi tốt nghiệp). Yếu tố này giúp tỉ lệ sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm cao, đạt hơn 66% (ngay cả khi du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19).
Song song đó, kết hợp cùng mạng lưới doanh nghiệp rộng mở, sinh viên được học tập và phát triển kỹ năng mềm, nghiệp vụ cần thiết như: kỹ năng lập kế hoạch, điều phối, tổ chức sự kiện, kỹ năng giao tiếp trong môi trường quốc tế, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và đổi mới sáng tạo…
Để sinh viên thuần thục tất cả mọi thao tác trước khi bước vào công việc thực tế, đã xây dựng hệ thống các phòng thực hành gồm: Khu vực pha chế đồ uống; khu vực thực hành nghiệp vụ bàn, phòng… Với nhiều trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn 3 sao của các khách sạn, resort ngay tại trường, mang đến cho sinh viên ngành Du lịch cơ hội được thực tập làm việc như trong một khách sạn thực thụ.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng tăng cường thiết lập mối quan hệ hợp tác với rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, nhằm tạo ra nhiều cơ hội thực tập cũng như làm việc hấp dẫn cho sinh viên khi ra trường.
Nha Trang được thiên nhiên ưu ái khi sở hữu đường bờ biển dài nhất Việt Nam kéo dài 385 km với hệ thống gần 200 đảo lớn nhỏ có cảnh quan tươi đẹp, nằm trong top 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới. Những yếu tố về tự nhiên tạo nên điều kiện thuận lợi để sinh viên ngành du lịch có nhiều cơ hội được thực tập, thực địa.
Đặc biệt, từ tháng 6-2021, ngành Du lịch thuộc Khoa Ngôn ngữ – Du lịch và Văn hóa chính thức hợp tác trong 2 năm với Tổ chức PUM Netherlands Senior Experts của Hà Lan về lĩnh vực du lịch nông nghiệp, du lịch di sản, du lịch văn hóa, bảo tồn và phát triển bền vững… thông qua những hội thảo tập huấn chuyên môn về ngành nghề và nghiên cứu khoa học cho các giảng viên trẻ.
Với những điểm cộng ấn tượng trên, chắc chắn sẽ là “cái nôi” đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho thị trường miền Trung và cả nước.
Theo Trọng Hiếu (báo Người Lao Động)
(Xem bài viết gốc )
ĐỌC THÊM:
Trong khoảng thời gian ngắn sau khi cung cấp dữ liệu và đề nghị công cụ ChatGPT viết giúp một giáo trình cho 20 buổi học (mỗi buổi 50 phút), giáo sư Trương Nguyện Thành nhận được một bản thảo chi tiết.
Hội thảo khoa học quốc tế “Kỹ thuật Tri thức và Hệ thống” (KSE 2022) do Trường ĐH Thái Bình Dương và Đại học Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội đồng tổ chức. Thu hút nhiều nhà khoa học tham gia Hội thảo Khoa học Quốc tế “Kỹ thuật Tri thức và Hệ […]
Chiều 02/10, Trường ĐH Thái Bình Dương đã tổ chức Vòng Chung kết Cuộc thi Kể chuyện bằng tiếng Anh “Câu chuyện về giới” (Gender Stories). Trong lần đầu tổ chức, cuộc thi đã thu hút được sự tham gia của hơn 50 cá nhân/nhóm thí sinh đang là học sinh trung học phổ thông […]