10+ trang cá độ bóng đá, web cá độ thể thao uy tín 2023 nền tảng

Quyền uy: Một khái niệm của chính trị học phương Tây

Sáng ngày 7/3/2020 tại Cà phê thứ bảy TPHCM, TS Nguyễn Thị Từ Huy có buổi nói chuyện về chủ đề “Khái niệm Quyền uy trong chính trị học của Hannah Arendt”.

Trước khi thuyết trình, bà Từ Huy có giải thích chung về chương trình học thuật định kỳ, do Viện Hợp tác – Nghiên cứu quốc tế (VHT-NCQT) – Đại học Thái Bình Dương (ĐH TBD) và Salon Văn hóa Cà phê Thứ bảy phối hợp tổ chức. Bà nêu một số ý kiến của Phan Thục Anh, sinh viên đại học Fulbright Việt Nam, gửi cho VHT-NCQT về công việc truyền bá kiến thức hàn lâm cho đại chúng, cụ thể là về việc giải quyết mâu thuẫn giữa việc các sách quan trọng được dịch ra nhưng ít được đọc, ít được tiếp cận.

Tình hình chưa bế tắc. Vì học giả không thể cho người dân chìa khoá (như điều kiện tài chính) và chưa thể nhờ bên thứ ba (điều chỉnh chương trình học), nhưng học giả có khả năng giúp người dân mở những cánh cửa thần kỳ họ đã tạo. “Mở” ở đây, nghĩa là tìm cách truyền đạt kiến thức đến đọc giả. “Truyền đạt” chứ không dừng lại ở việc “cho ra” kiến thức. Có nhiều cách để truyền những kiến thức hàn lâm đến đông đảo dân chúng: Đơn giản hoá, “bình dân hoá” những khái niệm trừu tượng; chỉ ra được những ứng dụng và sự liên quan mật thiết giữa triết học và cuộc sống mỗi ngày; tổ chức những buổi chia sẻ, giảng dạy cộng đồng, v.v. Mấu chốt nằm ở việc chuyển tâm thế từ “muốn cho ra thêm sách” sang tâm thế “muốn người dân hiểu kiến thức mới”. Từ chờ người dân mở cửa sang giúp người dân thấy được cái thú của những không gian bên kia cửa. Quá trình trên sẽ không dễ dàng, nhưng tôi tin là với sự phối hợp và nỗ lực từ nhiều bên, đặc biệt là với cái tâm của những nhà học giả, kiến thức triết học và khoa học xã hội sẽ ngày càng gần hơn với mọi người. Có kiến thức KHXH&NV, được nuôi dưỡng niềm yêu thích KHXH&NV, thói quen đọc KHXH&NV của người dân sẽ tự động theo sau.”

Bức thư của Phan Thục Anh, sinh viên đại học Fulbright Việt Nam gửi cho VHT-NCQT trường ĐH TBD.

Ý kiến này của Thục Anh cũng phản ánh suy nghĩ và nguyện vọng của một tầng lớp, có lẽ còn đang ít ỏi trong xã hội, những người sở hữu một số kiến thức sâu ở những chuyên ngành hẹp, và muốn những kiến thức này đến được với mọi tầng lớp rộng rãi trong xã hội.

Trong chính nguyện vọng này mà VHT-NCQT trường ĐH TBD phối hợp cùng Cà phê Thứ Bảy để tổ chức những buổi sinh hoạt học thuật định kỳ, mỗi tháng một buổi, nhằm đưa các kiến thức của ngành khoa học xã hội đến với công chúng. Trong năm 2020, chủ đề giới hạn ở hệ khái niệm trong chính trị học của Hannah Arendt, một trong những triết gia chính trị học hàng đầu của thế kỷ XX.

Chương trình học thuật dài hạn này được mở đầu vào ngày 7/3, ngay trước ngày quốc tế phụ nữ, vì vậy bà Từ Huy cũng có đề cập đến tính chất bình đẳng giới ở trường hợp Arendt, được thể hiện ở chỗ Arendt đã làm công việc mà từ hàng ngàn năm nay được cho là công việc của đàn ông, và tưởng như chỉ thuộc thẩm quyền của đàn ông, và chỉ đàn ông mới có khả năng thực hiện. Điều mà người phụ nữ cần để cảm nhận sự bình đẳng của mình, đó là có được môi trường để làm việc và đóng góp một cách ngang bằng với các đấng mày râu, chứ không hẳn là những bông hoa có thể héo tàn trong vài ngày.

Chủ đề đầu tiên của chương trình dài hạn này được bà Từ Huy trình bày là khái niệm “Quyền uy”. Hannah Arendt nhận thấy rằng có sự nhầm lẫn trong cách hiểu về các chế độ chính trị cai trị dựa trên sự phục tùng, cụ thể là ba dạng chế độ: Chế độ quyền uy, chế độ chuyên chế và chế độ toàn trị. Người ta có xu hướng đồng nhất ba hình thức tổ chức chính trị này, và như thế, theo Arendt, sẽ không hiểu đúng bản chất của mỗi dạng thể chế. Bản chất của quyền uy là nhờ vào hệ thống luật pháp mà tạo ra sự tuân phục tự nguyện đối với một nguồn gốc quyền lực ở bên ngoài và đứng cao hơn toàn bộ hệ thống. Và trạng huống được tạo ra là: Người ta tuân phục mà vẫn giữ được sự tự do.

Để giải thích nội dung của khái niệm “quyền uy”, Arendt đã quay trở về với lịch sử chính trị học của nhân loại, từ thời cổ xưa nhất, từ ngọn nguồn nơi nó ra đời, tức là từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Bà cho rằng những tư tưởng về quyền uy trong chính trị xuất hiện lần trong trong triết học của Plato và Aristote, nhưng được ứng dụng trong thực hành chính trị lại là ở La Mã cổ đại. Theo dòng lịch sử, Arendt cũng cho thấy sau khi đế chế La Mã sụp đổ, Giáo hội Ki-tô giáo đã bảo tồn di sản quyền uy trong chính trị như thế nào, đồng thời bà cũng giải thích chính trị đã đánh mất quyền uy ra sao trong bản thân quá trình này.

Arendt khẳng định rằng, “quyền uy” từng là một khái niệm cơ bản trong lý thuyết chính trị phương Tây, nhưng nó đã biến mất cùng với sự phát triển của thời hiện đại. Các lý thuyết gia về chính trị thời hiện đại, kể từ Machiavel, đã cố khôi phục nền tảng quyền uy này, nhưng rốt cuộc chỉ làm phát triển yếu tố bạo lực, và điều này đã có lúc dẫn tới những hậu quả trầm trọng trong lịch sử, cùng với chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa toàn trị.

Arendt cho rằng chỉ có cách mạng Mỹ là nỗ lực duy nhất thành công trong việc khôi phục nền tảng quyền uy này, tức là tạo ra một hình thái chính trị cho phép có được sự tuân phục tự nguyện. Trong nhận định của Arendt, các nhà cách mạng Mỹ đã thành lập một hệ thống chính trị mới mẻ, không có bạo lực mà với sự hỗ trợ của hiến pháp. Đó là tinh thần của quyền uy trong truyền thống.

Những thảo luận xung quanh khái niệm này, xuất phát từ thực tế của chính trị thế giới, đã chạm tới những vấn đề mà có lẽ Arendt cũng sẽ tiếp tục suy nghĩ, nếu bà còn sống, chẳng hạn như: Trường hợp hiện tượng sùng bái cá nhân được tạo ra từ những biện pháp nhân tạo thì có thuộc về phạm vi của khái niệm quyền uy mà Arendt đề cập đến hay không?

Công chúng cũng chờ đợi được nghe về khái niệm quyền lực của Arendt, để có thể phân biệt rõ hơn với khái niệm quyền uy.

Sài Gòn, ngày 9/3/2020

Bảo Khánh, một người tham dự chương trình